Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Ở TÔM

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh cũng như biến đổi khí hậu đã gây ra rất nhiều khó khăn cho bà con nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Tôm bị bệnh về đường ruột ngày càng xuất hiện nhiều và trở nên phổ biến. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những dấu hiệu cũng như những cách xử lý để có thể kiểm soát và đảm bảo được chất lượng tôm nuôi nhé.

1. Biểu hiện tôm bị bệnh đường ruột

Đường ruột được coi là bộ phận quan trọng nhất của tôm, nhưng vì nó có cấu tạo khá đơn giản nên dễ bị mẫn cảm và suy yếu gây ra các bệnh liên quan đến đường ruột.

Các bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến như: bệnh phân trắng, phân lỏng, phân bị đứt khúc, viêm đường ruột…gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tỷ lệ sống của tôm nếu bà con không có biện pháp phòng bệnh và điều trị kịp thời.

Sau khoảng một tháng thả nuôi, tôm sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bị bệnh đường ruột, phổ biến nhất là trong giai đoạn từ 60 đến 90 ngày tuổi. Một số dấu hiệu mà tôm có thể bị bệnh đường ruột là:

  • Tôm bỏ ăn, chán ăn hoặc giảm ăn rõ rệt, chậm lớn, sức khỏe bị yếu, khả năng bơi kém
  • Ruột tôm đứt thành từng khúc hoặc ruột rỗng.
  • Đường ruột loãng khiến tôm không hấp thụ thức ăn, dẫn đến hoại tử.
  • Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn, không có thức ăn ở ruột tôm và màu sắc phân nhợt nhạt.
  • Tôm dễ sợ hãi khi thấy có ánh sáng mạnh hoặc nhạy cảm với những tiếng động lớn.
  • Khi mới biểu hiện mắc bệnh, phần cuối đuôi tôm sẽ xuất hiện đốm trắng, đường ruột có hiện tượng xuất huyết. Nếu sau khi tôm mắc bệnh mà không được chữa trị kịp thời, cho tôm ăn nhiều hơn thì tôm sẽ chết nhanh trong vòng 2-3 ngày.
Biểu hiện bệnh đường ruột trên tôm
Biểu hiện bệnh đường ruột trên tôm

2. Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột

Bệnh đường ruột ở tôm có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng vi khuẩn Vibrio spp có thể là nguyên nhân chính. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột tôm, bám vào đó và tiết ra độc tố phá hủy thành ruột. Điều này làm cho thành ruột bị viêm và tôm không thể ăn được, khiến đường ruột tôm trống. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân gây bệnh khác như:

  • Do môi trường: Chất lượng nước nuôi tôm không được kiểm soát trong suốt giai đoạn nuôi dẫn đến ô nhiễm do thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm và xác tảo. Vi khuẩn có thể nhanh chóng xâm nhập vào đường ruột, gây hoại tử thành ruột và gây ra bệnh phân trắng trên tôm.
  • Do bảo quản thức ăn: Bảo quản thức ăn nuôi tôm không tốt, thức ăn để quá hạn, bị ẩm hoặc vón cục, nhiễm vi khuẩn, nấm mốc. Chính vì thế sẽ sinh ra độc tố khiến tôm mắc các bệnh đường ruột.
  • Do tảo phát triển trong ao nuôi: Trong ao hồ có quá nhiều tảo đặc biệt là nhóm tảo lam. Các loài tảo độc này tiết ra enzyme để làm tê liệt lớp biểu mô ruột, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn dẫn đến bị bệnh. Vì không thể tiêu hóa khi ăn phải tảo lam khiến tôm xuất hiện tình trạng phân trắng và phân bị đứt khúc.
Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột
Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột

3. Một số cách xử lý bệnh đường ruột ở tôm hiệu quả

Khi tôm mắc bệnh về đường ruột, không khó để chúng ta có thể nhận ra. Tuy nhiên đường ruột tôm rất nhạy cảm nên cần phải tìm hiểu kỹ những cách xử lý để mang lại hiệu quả cao trong phòng và điều trị bệnh đường ruột ở tôm. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo nhé.

  • Đảm bảo nguồn thức ăn: Thức ăn cho tôm cần có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với giai đoạn nuôi. Bên cạnh đó cần cho tôm ăn đúng liều lượng, không cho dư thừa. Luôn bảo quản thức ăn ở điều kiện tốt nhất, khô ráo để tránh vi khuẩn sinh sôi, nấm mốc gây bệnh.
  • Đảm bảo môi trường ao tôm luôn sạch: Ao hồ cần được xử lý và vệ sinh đúng quy trình trước khi thả nuôi tôm. Cần thay nước trong ao định kỳ để ngăn ngừa và diệt tảo độc xuất hiện để giúp tôm sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.
  • Bổ sung men tiêu hóa đường ruột: Ruột tôm là bộ phận nhạy cảm nên để ngăn ngừa bệnh đường ruôt, phân trắng, chúng ta có thể sử dụng men tiêu hóa ActiSaf để bổ sung thêm hệ lợi khuẩn, bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Khi đường ruột khỏe, tôm tiêu thụ thức ăn tốt hơn, dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, phát triển và sinh trưởng nhanh hơn, tăng năng suất và chất lượng.
Men tiêu hóa ActiSaf
Men tiêu hóa ActiSaf

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng tránh cho tôm bị bệnh đường ruột. Nếu bạn muốn tham khảo để mua sản phẩm men tiêu hóa ActiSaf hỗ trợ đường ruột cho tôm, hãy tham khảo Hóa chất Việt Mỹ. Việt Mỹ chúng tôi chính là nơi chuyên nhập khẩu và phân phối một số loại hóa chất như hóa chất công nghiệp, hóa chất thủy sản, chất phụ gia, chất tẩy rửa công nghiệp với hệ thống phân phối lớn nhất Toàn quốc. Nhằm mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, Hóa chất Việt Mỹ cam kết cung cấp men tiêu hóa ActiSaf chính hãng với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

Xin cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của Hóa chất Việt Mỹ.

 

Tác giả

  • bichloan

    Tôi là Bích Loan, một chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất thủy sản. Với niềm đam mê và nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, ứng dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, tôi mong muốn mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và giải pháp thiết thực thông qua các bài viết của mình.

    View all posts