Dấu hiệu của tôm bị bệnh phân trắng

TÌM HIỂU VỀ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Bệnh phân trắng trên tôm là một bệnh phổ biến thường hay xảy ra ở tôm sau 1 tháng tuổi. Bệnh này rất khó trị dứt điểm và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vụ mùa nuôi tôm của bà con. Vì vậy hãy cùng chúng tôi hiểu rõ căn bệnh phân trắng ở tôm để có những biện pháp xử lý hiệu quả nhé.

1. Dấu hiệu của tôm bị bệnh phân trắng

Thông thường tôm mắc bệnh phân trắng khi được khoảng từ 50 ngày tuổi. Bệnh xuất hiện phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như mật độ nuôi tôm, phương pháp nuôi, mức độ tôm bị nhiễm bệnh… Dù không gây tổn thất trong thời gian ngắn nhưng sẽ làm tôm dần mắc bệnh mãn tính và khó trị dứt điểm. Từ đó dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nuôi tôm.

Dưới đây là một số triệu chứng của tôm bị bệnh phân trắng:

  • Tôm ăn yếu (có thể bỏ ăn khi bệnh nặng): Biểu hiện là phân tôm nổi lên mặt nước thường tập chung ở cuối hướng gió, khi quan sát kĩ sẽ thấy đường ruột tôm trống và bị đứt quãng.
  • Vỏ tôm mềm: Do hệ thống đường ruột bị viêm nhiễm nặng nên tôm không hấp thụ được thức ăn. Dẫn đến tôm còi cọc không lớn, thịt tôm không lấp đầy vỏ tôm.
  • Gan tụy chuyển màu nhạt, mềm; ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng
  • Quan sát bằng phương pháp mô học: Khi kiểm tra mẫu tôm bị phân trắng sẽ thấy gan tôm cũng bị tổn thương, các tế bào gan chết bong ra từng điểm.
Dấu hiệu của tôm bị bệnh phân trắng
Dấu hiệu của tôm bị bệnh phân trắng

2. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm

Mặc dù tôm có cấu tạo đơn giản nhưng đường ruột lại là bộ phận nhạy cảm, dễ bị mầm bệnh gây hại, đặc biệt là hội chứng đường ruột cấp trên tôm và hội chứng phân trắng. Bệnh phân trắng ở tôm được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng sẽ có một số nguyên nhân gây bệnh chính như sau:

  • Do nguồn thức ăn: Thức ăn nuôi tôm bị nhiễm các chất vi khuẩn gây bệnh, các loại độc tố, nhiễm nấm mốc, điều kiện bảo quản thức ăn không đảm bảo khiến độ ẩm cao,… khiến tôm ăn phải và gây nên các bệnh đường ruột trong đó có bệnh phân trắng
  • Do vi khuẩn: Vi khuẩn vibrio là vi khuẩn gây nên bệnh phân trắng sản sinh ra các độc tố gây tổn thương gan tụy. Bên cạnh đó môi trường ô nhiễm là nguyên nhân chính và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lây lan và xâm nhập vào cơ thể tôm
  • Do tảo độc: Tảo là nguyên nhân làm tê liệt lớp biểu mô ruột nhờ cơ chế tiết ra các enzyme. Tôm ăn phải tảo sẽ khiến ruột không hấp thụ được thức ăn và sinh ra bệnh phân trắng.
  • Do nhiễm độc tố: NH3, H2S
Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm
Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm

3. Các giải pháp phòng ngừa và điều trị

Bệnh phân trắng trên tôm không quá nguy hiểm nếu chúng ta biết cách xử lý kịp thời. Từ đó ngăn ngừa được tình trạng tôm chết hoặc chết rải rác. Hãy cùng chúng tôi theo dõi một số cách phòng ngừa và điều trị bệnh phân trắng trên tôm nhé.

3.1. Phòng bệnh phân trắng trên tôm

  • Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe cho tôm như vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bạn có thể tham khảo cách bổ sung vitamin C cho thủy sản ở đây
  • Bảo quản thức ăn cẩn thận và thường xuyên kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc;
  • Kiểm soát tốt các loài tảo độc, độ kiềm trong ao;
  • Sử dụng Bicarbonate để giúp tôm cứng vỏ. Nó cũng được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Sodium Bicarbonate (NaHCO3) được sử để tăng độ kiềm, ổn định pH nước ao, xử lý nước thải, nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi…
  • Chọn tôm giống có chất lượng tốt, thả tôm nuôi với mật độ vừa phải, hợp lý.
  • Kiểm soát độ pH, độ kiềm, độ mặn, độ trong…luôn nằm trong ngưỡng thích hợp. Kiểm tra hai lần mỗi tuần và giảm lượng vi khuẩn Vibrio có hại trong ao nuôi ở mức khoảng 1,500 CFU/mL.

3.2. Cách điều trị bệnh phân trắng trên tôm

Khi phát hiện sớm bệnh phân trắng với tỷ lệ bệnh thấp, bệnh nhẹ có thể tham khảo một số cách điều trị như sau:

  • Sử dụng Aqua Pro – 1 loại men vi sinh đường ruột, hỗ trợ điều trị phân trắng, giúp bổ sung vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện đường ruột tôm và kích thích tôm ăn nhiều.
  • Khi tôm có dấu hiệu bị bệnh thì ngừng cho tôm ăn hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày để hạn chế sự hấp thu các chất độc tố và gây bệnh
  • Chạy quạt tăng cường oxy nhiều nhất cho tôm dễ dàng hấp thu để lượng oxy cho cơ thể
  • Thường xuyên thay nước sạch đã qua xử lý 30-50% và thay chậm để tôm không bị sốc.
  • Tránh làm xáo trộn đáy ao khiến lượng khí H2S khuếch tán vào nước gây chết tôm.
Aqua Pro - men vi sinh hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng ở tôm
Aqua Pro – men vi sinh hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng ở tôm

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh cho tôm bị bệnh phân trắng. Nếu bạn muốn tham khảo để mua sản phẩm men vi sinh Aqua Pro hoặc bất kỳ sản phẩm nào hỗ trợ đường ruột cho tôm thì hãy tham khảo Hóa chất Việt Mỹ. Việt Mỹ chúng tôi chính là nơi chuyên nhập khẩu và phân phối một số loại hóa chất như hóa chất công nghiệp, hóa chất thủy sản, chất phụ gia, chất tẩy rửa công nghiệp với hệ thống phân phối lớn nhất Toàn quốc. Nhằm mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, Hóa chất Việt Mỹ cam kết cung cấp sản phẩm an toàn, chính hãng với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

Xin cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của Hóa chất Việt Mỹ.

 

Tác giả

  • bichloan

    Tôi là Bích Loan, một chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất thủy sản. Với niềm đam mê và nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, ứng dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, tôi mong muốn mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và giải pháp thiết thực thông qua các bài viết của mình.

    View all posts