Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng ở tôm

DẤU HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ TÔM BỊ KÝ SINH TRÙNG

Tôm bị nhiễm ký sinh trùng thường xảy ra ở các ao nuôi tôm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sức khỏe của tôm nuôi. Vì vậy để phòng ngừa và xử lý kịp thời ký sinh trùng trên tôm, bà con hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức về vấn đề tôm bị nhiễm ký sinh trùng nhé.

1. Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng ở tôm

Trong môi trường nước luôn tồn tại các ký sinh trùng gây bệnh cho đường ruột của tôm và thường nhóm ký sinh trùng này sống ở dạng bào tử. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành ký sinh trùng bao gồm:

  • Nguồn thức ăn không đảm bảo: Thức ăn nuôi tôm nhiễm độc tố, nấm mốc tạo điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập và gây ra tổn thương các lớp niêm mạc của tôm.
  • Ao nuôi xuất hiện tảo độc: Tảo độc làm sản sinh ra enzyme làm tê liệt các lớp biểu mô ruột khiến tôm không hấp thụ được thức ăn và ruột tôm bị rỗng
  • Môi trường nước kém chất lượng: Ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhiệt độ nước ở mức cao, chất hữu cơ tồn tại nhiều, quá trình cải tạo ao nuôi kém là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trong ao và làm tăng sự phát triển của các loại ký sinh trùng
  • Do các vật chủ trung gian: Các loại động vật có thân mềm hoặc chân đốt như giun, ốc,.. mang theo những ký sinh trùng vào môi trường nước ao nuôi và lây nhiễm sang cho tôm
Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng ở tôm
Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng ở tôm

2. Dấu hiệu tôm bị nhiễm ký sinh trùng

Tôm thường nhiễm ký sinh trùng khi tôm được 40 – 50 ngày tuổi trở lên và thường xuất hiện vào mùa nắng nóng khi nhiệt nước cao.
Để có thể kịp thời xử lý tôm bị nhiễm ký sinh trùng, bà con cần hết sức quan sát và theo dõi thường xuyên đến tình trạng của tôm. Dưới đây là một số những dấu hiệu có thể cho thấy tôm đã bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột:

  • Ruột tôm bị đứt đoạn, ruột tôm bị rỗng và không có thức ăn
  • Tôm nhạt màu, chậm lớn và khả năng tăng trưởng kém
  • Thân tôm bị đục cơ ở phía cuối cơ thể hoặc ở phần lưng
  • Tôm bị mềm vỏ, màu sắc đậm hơn bình thường
  • Sự suy giảm về sắc tố melanin ở tế bào biểu bì của tôm
  • Tôm có dấu hiệu chuyển sang màu trắng sữa hoặc trắng đục
  • Ruột tôm xuất hiện hình ziczac
  • Trên mặt nước ao nuôi có các sợi phân trắng đục
Dấu hiệu tôm bị nhiễm ký sinh trùng
Dấu hiệu tôm bị nhiễm ký sinh trùng

3. Phòng ngừa và xử lý tôm bị ký sinh trùng

3.1. Cách phòng ngừa

  • Đảm bảo chọn được giống chất lượng cao, khỏe mạnh không mang vi khuẩn
  • Cải tạo ao nuôi đúng cách trước và trong quá trình nuôi tôm. Đảm bảo môi trường nước sạch để hạn chế tối đa các yếu tố gây ô nhiễm cho tôm
  • Nguồn nước ao nuôi phải có độ ổn định về pH, độ kiềm để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học để giảm các tác nhân gây ra mầm bệnh và thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ.
  • Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học EM gốc để hỗ trợ cải thiện môi trường ao. Bên cạnh đó là sử dụng các loại men vi sinh để làm giảm lượng thức ăn dư thừa trong ao
  • Tăng cường cải thiện hệ tiêu hóa, tăng các men vi sinh giúp tôm có một đường ruột khỏe mạnh và tăng cường đề kháng cho tôm.
Chế phẩm sinh học EM gốc giúp giảm khí độc nước ao nuôi
Chế phẩm sinh học EM gốc giúp giảm khí độc nước ao nuôi

3.2. Sản phẩm VMC Top 80 – hỗ trợ điều trị tôm bị ký sinh trùng

Để có thể điều trị tình trạng tôm bị nhiễm ký sinh trùng, bà con có thể tham khảo sản phẩm VMC Top 80. Sản phẩm VMC Top 80 được Hóa chất Việt Mỹ nhập khẩu và phân phối với công dụng chính là loại bỏ hội chứng gan tụy cấp (EMS) trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra VMC Top 80 còn có một số những công dụng to lớn như:

  • Diệt vi khuẩn vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra hội chứng gan tụy cấp. Đây là nguyên nhân gây chết tôm giai đoạn lúc 1 tháng tuổi.
  • Diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng trong nước ao nuôi, ao lắng trong nuôi trồng thủy sản.
  • Loại bỏ hiện tượng tôm tấp mé bờ, bơi lờ đờ, không định hướng không rõ nguyên nhân.
  • Xử lý bệnh gan thận mủ, xuất huyết, lở loét, sưng phù đầu trên cá.

3.3. Sử dụng hiệu quả VMC Top 80

  • Xử lý định kỳ trong quá trình nuôi: sử dụng 1 lít VMC TOP 80 cho 3.000m3 nước ao nuôi, 10 ngày/ lần.
  • Khi tôm có biểu hiện sau: Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé bờ, nhiều trường hợp tôm rớt đáy rất nhanh. Gan tụy sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc gan teo (gan chai), sậm màu. Gan tụy không còn các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn. Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, nếu tôm thẻ thường kèm đục cơ.
  • Sử dụng 1 lít VMC TOP 80 cho 3.000m3 nước ao nuôi, dùng 2 ngày liên tục
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Sản phẩm VMC Top 80 - hỗ trợ điều trị tôm bị ký sinh trùng
Sản phẩm VMC Top 80 – hỗ trợ điều trị tôm bị ký sinh trùng

Ký sinh trùng trên tôm sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng sẽ khiến ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, tôm kém chất lượng. Vì thế bà con nên ngăn chặn chủ động các ký sinh trùng ngay từ đầu vụ nuôi bằng cách chọn được nguồn giống tốt, đảm bảo diệt khuẩn môi trường nước sạch sẽ và hãy sử dụng các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời và sớm nhận biết được các dấu hiệu ở thời điểm bắt đầu.

Mong rằng qua bài chia sẻ ở trên và nguyên nhân, dấu hiệu và sản phẩm giúp xử lý ký sinh trùng trên tôm sẽ giúp bà con có một vụ nuôi dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc và khó khăn nào trong quá trình chăn nuôi thủy sản, bà con hãy liên hệ ngay với Hóa chất Việt Mỹ theo thông tin ở cuối trang web, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm sẽ sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bà con mọi lúc. Để mua sản phẩm VMC Top 80 giúp điều trị ký sinh trùng trên tôm với mức giá và chất lượng tốt nhất hãy gọi ngay đến số HOTLINE 0947.464.464. Chúc bà con có một vụ mùa thành công!

Tác giả

  • bichloan

    Tôi là Bích Loan, một chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất thủy sản. Với niềm đam mê và nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, ứng dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, tôi mong muốn mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và giải pháp thiết thực thông qua các bài viết của mình.

    View all posts