Trong ngành nuôi trồng thủy sản, duy trì độ pH ổn định trong nước luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bà con nông dân. Khi nước ao nuôi không ổn định sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của thủy sản. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về các loại hóa chất giúp kiểm soát tốt độ pH trong môi trường ao nuôi mà bạn có thể sẽ quan tâm.
1. Tầm quan trọng của độ pH trong ao nuôi
1.1. Đối với sức khỏe tôm cá
- Khi nồng độ pH quá cao sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm như làm tôm chậm lột vỏ, suy giảm hệ miễn dịch và khiến tôm bị stress
- Làm chậm hoặc suy giảm quá trình trao đổi chất và khả năng trao đổi khí ở mang tôm
- Gây mất cân bằng lượng áp suất thẩm thấu, làm tăng độc tính và sản sinh ra các loại khí độc như NH3, N02, H2S,…
- Gây thiệt hại đáng kể về kinh tế do tôm cá tăng trưởng chậm, tỉ lệ FCR tăng cao và tăng tỷ lệ mắc các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra.
1.2. Đối với hệ sinh thái
- Khi độ pH cao sẽ làm khó gây màu nước, các động vật thủy sinh dưới đáy phát triển và khiến biến động độ pH
- Khi độ pH thấp sẽ khiến nước bị nhiễm phèn, sụp tảo và ảnh hưởng đến quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước
- Biến động độ pH khiến tảo phát triển mạnh ảnh hưởng đến nguồn nước ao nuôi
2. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến độ pH
Độ pH trong nước ao nuôi bị biến động là do một số những nguyên nhân chính sau đây:
- Tính chất nền đất ao: Do ao nuôi được xây dựng trên những vùng đất có độ phèn thấp hơn so với ao nuôi trên nền đất bình thường. Khi thời tiết mưa lớn, nước mưa sẽ làm rửa trôi phèn từ bờ xuống đáy ao, từ đó làm giảm độ pH một cách đáng kể
- Sự hình thành khí độc: Các khí độc trong ao nuôi sẽ là nguyên nhân chính làm giảm độ kiềm trong nước, dẫn đến sự biến đổi độ pH
- Hoạt động mạnh mẽ của tảo và vi sinh vật: Do tảo quang hợp vào ban ngày nên sẽ hấp thụ CO2 và thải ra khí O2 để làm tăng pH trong nước. Ngược lại vào ban đêm thì tảo hô hấp bằng cách sử dụng O2 và thải ra CO2 làm giảm pH trong nước.
3. Top 3 hóa chất giúp kiểm soát độ pH trong ao
3.1. Sodium Bicarbonate
- Sodium Bicarbonate giúp tăng kiềm nhanh chóng, duy trì độ kiềm, ổn định môi trường, ổn định pH.
- Hóa chất này có thể dùng sát khuẩn cho nước thải, nước hồ bơi, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy hải sản,…
- Cùng với các loại khoáng chất khác, Bicar Z tăng cường chất điện giải, bổ sung khoáng giúp tôm cứng vỏ nhanh sau khi lột
- Hướng dẫn sử dụng:
+ Tăng độ kiềm: 15- 20kg/1.000 m3 nước.
+ Ổn định độ kiềm trong nước: 5-10kg/1.000 m3 nước, 5 – 7 ngày/lần tùy theo độ tuổi của tôm.
3.2. Acid Citric
- Acid citric cũng được biết đến như là chất chỉnh độ pH, giảm pH của nước trong nuôi trồng thủy sản
- Để giảm độ pH của nước thì dùng rỉ đường. Ngâm rỉ đường với men vi sinh rồi tạt khắp ao. Đường chuyển hóa thành CO2, làm giảm độ pH.
- Cũng có thể dùng axit citric, pha với nước để tạt. Tuy nhiên, cần tính lượng axit vừa đủ. Để giảm pH từ 10 – 8 thì cần 1g axit citric/1000m3 (15 pha, nước sâu 1,5m).
3.3. Mật rỉ đường
- Bà con có thể sử dụng mật rỉ đường với liều lượng 40kg/1000m3 để hạ pH trong ao nuôi tôm vì mật rỉ đường là nguồn cacbon hữu cơ dồi dào.
- Mật rỉ đường sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng khi nó được thêm vào ao. Vi sinh vật này sẽ hô hấp carbon từ mật rỉ đường và giải phóng CO2 vào môi trường nước. CO2 sẽ kết hợp với nước để tạo ra axit cacbonic (H2CO3). Điều này giúp giảm pH của ao.
4. Địa chỉ cung cấp hóa chất kiểm soát độ pH
Có thể nói rằng, độ pH ổn định sẽ là tiền đề để giúp bà con có một vụ mùa đảm bảo chất lượng và góp phần tăng năng suất vụ nuôi. Hiện nay, Hóa chất thủy sản Việt Mỹ là đơn vị nhập khẩu và phân phối số lượng lớn các sản phẩm, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản với chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh.
Chúng tôi tự tin có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tận tình sẽ tư vấn và giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn liên quan đến các sản phẩm phục vụ cho quá trình nuôi trồng thủy sản.
Nếu quý khách có nhu cầu mua bất kỳ sản phẩm nào, hãy đừng ngần ngại liên hệ với Hóa chất Việt Mỹ theo thông tin chúng tôi để lại ở cuối trang web. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành và phục vụ quý khách.