Hội chứng EMS trên tôm

TÌM HIỂU BỆNH EMS TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Hội chứng EMS (hội chứng tôm chết sớm) đang và đã gây ra rất nhiều những thách thức trong ngành nuôi trồng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của bà con. Để có thể hiểu rõ căn bệnh này và cách phòng trị bệnh, xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu hội chứng EMS ở tôm

  • Hội chứng tôm chết sớm EMS hay còn được biết là bệnh hoại tử gan tụy cấp. Bệnh này xuất hiện trên tôm lần đầu tiên vào năm 2009 ở Trung Quốc và đã lây lan sang Việt Nam vào khoảng năm 2010. Căn bệnh này xuất hiện nhiều trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở các ao nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh.
  • Hội chứng EMS sẽ khiến tôm chết rất nhanh và thời gian chết từ khi phát bệnh sẽ là chưa đầy 12 tiếng.
  • Mặc dù đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có phương pháp để điều trị bệnh một cách triệt để nhất. Vì thế bà con chỉ có thể phòng ngừa để hạn chế căn bệnh này xuất hiện với những biện pháp ở phía dưới đây.
Hội chứng EMS trên tôm
Hội chứng EMS trên tôm

2. Nguyên nhân gây bệnh EMS

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh EMS trên tôm và chúng ta cần nhận biết được để có thể có những phác đồ điều trị và ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này trên tôm. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây bệnh hội chứng tôm chết sớm

  • Nguyên nhân chính chủ yếu là do vi khuẩn Vibrio para. Nó tiết ra độc tố PirBvp làm tổn thương và gây hoại tử gan tụy trên tôm.
  • Lây lan từ con bệnh sang con khỏe bằng cả hình thức gián tiếp (thông qua chất thải hay xác tôm bệnh nhiễm virus truyền ra trong môi trường nước) và hình thức trực tiếp (tôm khỏe ăn xác tôm bệnh)

Và một số nguyên nhân gây bệnh khác như:

  • Do môi trường nước ô nhiễm: Tảo độc xâm chiếm, các loại khí độc như NH3, N02, thức ăn tồn dư hóa chất làm ô nhiễm nguồn nước
  • Độ mặn trong nước ao nuôi quá cao và vượt ngưỡng cho phép là 20%
  • Chất lượng tôm giống kém và mang nhiều mầm bệnh
  • Chất lượng nền đáy ao và hạ tầng ao nuôi kém, bạt lót cũ kĩ do đã sử dụng nhiều từ các vụ nuôi trước đó
  • Khí hậu, môi trường, thời tiết thay đổi thất thường

3. Dấu hiệu bệnh EMS trên tôm

Để có thể kịp thời phòng tránh và đảm bảo sức khỏe cho tôm thì bà con nuôi trồng cần phải nhận biết kịp thời các dấu hiệu của tôm khi mắc bệnh EMS. Một số dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết dễ dàng đó là:

  • Tôm tăng trưởng chậm và chết rải rác ở dưới đáy ao
  • Tôm bơi kém, lờ đờ, ăn kém hoặc bỏ ăn
  • Tôm bị mềm vỏ và màu sắc vỏ nhạt, có dấu hiệu bị đục cơ
  • Gan tôm bị nhũn và sưng to. Có trường hợp bị teo gan, trống ruột và gan tôm màu nhạt
  • Tôm đi ngoài phân trắng
  • Tôm chết hàng loạt dưới ao sau khi phát bệnh chỉ khoảng 2-3 ngày
Triệu chứng tôm bị mềm vỏ
Dấu hiệu tôm bị EMS

4. Biện pháp phòng và trị bệnh EMS

Nhận biết sớm hội chứng tôm chết sớm sẽ làm giảm thiểu khả năng chết ở tôm và tránh thiệt hại nặng nề về kinh tế. Sau đây là một số cách phòng và trị bệnh EMS ở tôm mà bà con có thể tham khảo nhé.

4.1. Biện pháp phòng bệnh EMS

  • Trước khi bắt đầu bước vào giai đoạn nuôi tôm, cần tuân thủ và thực hiện các bước như tẩy hồ, diệt tạp, khử trùng phơi đáy nền đáy ao,…
  • Kiểm tra và duy trì mực nước ở 1,2 – 1,5m, đảm bảo độ pH, độ mặn, oxy và nhiệt độ trong nước luôn ở điều kiện cho phép.
  • Chọn nguồn tôm giống chất lượng, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh
  • Định kỳ bổ sung cho tôm các khoáng chất, các loại vitamin tổng hợp, sản phẩm bổ gan và cho ăn theo hình thức trực tiếp hoặc tạt vào nước.
  • Bổ sung các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học để làm sạch nước, giảm khí độc và duy trì độ pH ổn định
  • Luôn cho tôm ăn với lượng thức ăn vừa phải, hạn chế tình trạng dư thừa thức ăn làm ô nhiễm ao nuôi.

4.2. Biện pháp trị bệnh EMS

Hiện nay chưa có phương pháp để điều trị chứng bệnh EMS trên tôm, tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng một vài cách để có thể góp phần giúp tôm giảm và đẩy lùi bệnh này

  • Ngay sau khi phát hiện tôm bị bệnh, bà con cần lập tức thu tôm và tiến hành xử lý diệt khuẩn và xử lý nước thải. Hành động này để tránh hiện tượng tôm bệnh lây lan virus cho các vùng khác.
  • Cần theo dõi sát sao đàn tôm. Khi bùng phát dịch bệnh, cần tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để xem có sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio hay không để kịp thời cách ly đàn tôm nhiễm bệnh.
  • Giảm lượng thức ăn cho tôm trong giai đoạn nhiễm bệnh mà bổ sung các sản phẩm men vi sinh đặc trị nấm, đốm đen để ổn định chất lượng nước và hệ sinh thái ao nuôi.
  • Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, chống stress, thuốc tiêu hóa giúp tôm khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
  • Đối với tôm nhỏ, trước khi xả bỏ, phải dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) để khử trùng, hạn chế lây nhiễm.
  • Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn không nhiễm nấm, cho ăn bổ sung vitamin C, A, E, và glucan.
Mua vitamin C thủy sản ở đâu chất lượng cao.
Mua vitamin C thủy sản ở đâu chất lượng cao.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh EMS trên tôm và một số cách phòng và trị bệnh. Nếu quý khách muốn tham khảo sản phẩm thì hãy liên hệ ngay với Hóa chất Việt Mỹ để được mua sản phẩm nhanh chóng, chất lượng đảm bảo mà vẫn đảm bảo được giá cả hợp lý.

Mọi thông tin liên hệ xin vui lòng cuộn xuống cuối trang web để được báo giá và được tư vấn nhé. Chúc bà con có một mùa vụ nuôi trồng an toàn và đạt năng suất cao nhất.

 

Tác giả

  • bichloan

    Tôi là Bích Loan, một chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất thủy sản. Với niềm đam mê và nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, ứng dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, tôi mong muốn mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và giải pháp thiết thực thông qua các bài viết của mình.

    View all posts